Một nhóm các nhà nghiên cứu địa chấn Nhật Bản vừa công bố đã phát hiện manh mối lý giải nguyên nhân gây ra trận động đất lịch sử tại nước này hồi tháng 3/2011, làm hơn 19.000 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người mất nhà cửa.
Năm 2011: Đại thảm họa động đất miền Đông Nhật Bản
Một trận động đất lớn đã xảy ra trên bờ biển Thái Bình Dương của vùng Tohoku. Đây là trận động đất lớn thứ 4 trên thế giới. Nhiều người đã chết do sóng thần gây ra bởi trận động đất này. Hơn 15.000 người chết và hiện tại vẫn còn hơn 2.500 người đang mất tích. Trận động đất này có cường độ Richter là 9.0, cường độ địa chấn tối đa là 7.
Năm 1995: Trận động đất lớn Hanshin-Awaji
Một trận động đất lớn đã xảy ra tại trung tâm thành phố Kobe, tỉnh Hyogo. Vì xảy ra vào lúc sáng sớm nên nhiều người vẫn còn đang ngủ, nhiều người đã chết do bị vật nặng đè lên. Hơn 6.000 người đã chết. Trận động đất này có cường độ Richter là 7.3, cường độ địa chấn tối đa là 7.
Các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản đang không ngừng hồi sinh và phát triển trở lại sau trận động đất-sóng thần xảy ra tại các tỉnh vùng Đông Bắc Nhật Bản khiến hơn 22.000 người thiệt mạng.
Ngày 11/3/2024 đánh dấu tròn 13 năm kể từ khi trận động đất-sóng thần xảy ra tại các tỉnh vùng Đông Bắc Nhật Bản khiến hơn 22.000 người thiệt mạng cho đến nay và gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sự cố Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản đang không ngừng hồi sinh và phát triển trở lại nhưng “những ký ức đau thương” sẽ khó có thể phai nhòa trong tâm trí người dân Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản đã dừng tổ chức các buổi lễ tưởng niệm tại Tokyo từ năm 2022. Nhưng đến nay, những địa phương bị ảnh hưởng vẫn tổ chức các sự kiện này hằng năm với quy mô nhỏ hơn. Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến tham dự một buổi lễ do chính quyền tỉnh Fukushima chủ trì trong ngày 11/3.
Quá trình phục hồi sau trận động đất có độ lớn 9,0 và sóng thần đã tiến triển trong những năm qua. Tuy nhiên, cuộc sống của gần 29.000 người phải sơ tán tính đến ngày 1/2 vừa qua, vẫn chưa thể trở lại bình thường. Trong khi đó, công tác làm sạch khu tổ hợp hạt nhân Fukushima Daiichi dự kiến kéo dài hàng chục năm.
Số liệu mới nhất do Cơ quan Cảnh sát quốc gia công bố ngày 8/3 cho thấy tính đến cuối tháng 2, số người thiệt mạng do thảm họa trên là 15.900 người trong khi 2.520 người mất tích. Đa số nạn nhân ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate.
Theo Cơ quan Tái thiết, tính đến tháng 12/2023, số người tử vong do liên quan đến thảm họa, như bệnh tật hoặc tự tử do căng thẳng, là 3.802 người.
Nhà chức trách tiếp tục áp đặt khu vực cấm đi lại gần Nhà máy hạt nhân Fukushima và dự kiến dỡ bỏ vào khoảng năm 20241-2051. Bảy khu vực đô thị tại tỉnh Fukushima vẫn bị cấm được lui tới do nhiễm phóng xạ. Số người sơ tán giảm so với mức đỉnh điểm 470.000 người nhờ cơ sở hạ tầng được tái thiết.
Công tác làm sạch sau thảm họa hạt nhân tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi. Tháng trước, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) bắt đầu đợt thứ 4 xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý của Nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.
Chính phủ Nhật Bản và TEPCO nhấn mạnh đây là bước quan trọng tiến tới dừng hoạt động của nhà máy. Dự kiến, công tác xả nước thải này kéo dài khoảng 30 năm.
Tuy nhiên, kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của Nhật Bản vẫn vấp phải sự phản đối từ phía người dân địa phương, cũng như một số nước trong khu vực./.
12 năm sau thảm họa động đất-sóng thần, người dân Nhật Bản với “tinh thần thép” đã làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất nơi đây, đúc kết những bài học để không lặp lại mất mát, thiệt hại.
Thảm họa 12 năm trước đã đi vào ký ức của người dân Nhật Bản như một trong những thiên tai ám ảnh nhất trong hơn 140 năm trở lại đây.
Vào đúng 14h46 - thời điểm trận động đất có độ lớn lên tới 9 xảy ra ở khu vực Tohoku cách đây đúng 12 năm, người dân trên khắp đất nước đã dành một phút tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa này. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tham dự lễ tưởng niệm do chính quyền tỉnh Fukushima tổ chức.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nói: "Trận động đất, sóng thần và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo đã cướp đi mạng sống của nhiều người dân trong tỉnh. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn rất đau lòng khi nghĩ đến cảm giác của những người đã mất đi những người thân yêu trong gia đình, họ hàng và bạn bè".
Bà Kajimi Yuki - Người dân thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản: "Nỗi đau vẫn còn đó. Tôi không thể nói rằng nỗi niềm ấy đã thuyên giảm, tôi vẫn sống với nỗi buồn đau kể từ ngày đó".
Trận động đất kèm theo sóng thần đã tàn phá nặng nề 3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Fukushima và Miyagi, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và mất tích, cùng nhiều nhà cửa bị hư hại. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 300 tỷ USD.
12 năm sau thảm họa, Chính phủ và người dân Nhật Bản đã nỗ lực không ngừng nghỉ để tái thiết các khu vực bị tàn phá. Tuy nhiên, tính tới tháng 11 năm ngoái, vẫn còn khoảng 31.000 người ở các khu vực này chưa thể về nhà.
Thảm họa cũng gây ra các sự cố nghiêm trọng tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty Điện lực Tokyo ở tỉnh Fukushima. Công ty này đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình dỡ bỏ các lò phản ứng bị hư hại. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức, trong đó có việc xử lý nước đã được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hư hại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Chuyên mục 2 : Động đất đã xảy ra ở Nhật Bản
Kể từ năm 1990, 2 trận động đất sau đây đã gây ra thiệt hại lớn.
Hệ thống thông báo động đất lớn sắp xảy ra
Ở Nhật Bản có một hệ thống phát âm thanh đặc biệt trên điện thoại di động, điện thoại thông minh, tivi, radio, v.v... khi động đất lớn đến gần. Đây được gọi là “Thông báo khẩn cấp về động đất”. Ngay khi âm thanh này vang lên, cơn rung chuyển mạnh sẽ đến. Hãy hành động ngay lập tức để bảo vệ bản thân.Hãy tránh xa những đồ vật ngã xuống và đồ vật rơi xuống, bảo vệ đầu của mình. Hãy xem website sau đây để biết loại âm thanh sẽ vang lên.
Chuyên mục 1 : Tại sao Nhật Bản lại có nhiều động đất?
Bề mặt trái đất được bao phủ bởi các mảng kiến tạo rắn, các mảng kiến tạo này đang chuyển động chầm chậm. Sự chuyển động của các mảng kiến tạo này gây ra động đất. Có 4 mảng kiến tạo đang va chạm với nhau xung quanh Nhật Bản. Vì vậy, động đất dễ xảy ra. Có một số loại động đất.
Khi mảng đại dương đi vào bên dưới mảng đất liền, mép của mảng đất liền cũng đi vào cùng. Mảng đất liền đã đi vào sẽ bật trở lại nhằm cố gắng quay trở lại hình dạng ban đầu. Khi đó, động đất sẽ xảy ra. Đây là động đất trên biển.
Khi mảng đại dương đẩy hoặc kéo mảng đất liền sẽ tác dụng một lực lên mảng đất liền. Lực này làm cho mặt đất phía trên mảng đất liền bị nứt và dịch chuyển. Khi đó, động đất sẽ xảy ra. Đây là động đất trên đất liền.