Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số thương hiệu in sâu vào tâm trí chúng ta, trong khi những thương hiệu khác lại chìm vào quên lãng? Điều gì khiến chúng ta chọn một sản phẩm thay vì một sản phẩm khác, dù chúng có vẻ tương tự nhau?
Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp
Marketing đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Không chỉ là quảng cáo hay bán hàng, marketing còn là chiến lược toàn diện ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò nổi bật của Marketing:
Marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng mục tiêu, từ nhu cầu, mong muốn, hành vi mua sắm đến những vấn đề họ gặp phải. Thông qua nghiên cứu thị trường, khảo sát và phân tích dữ liệu, Marketing cung cấp thông tin chi tiết để doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Các định nghĩa về Marketing
Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như “nghệ thuật bán hàng”, nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quảng trị cho rằng:
“Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ được bán ra. Lý tưởng nhất, marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng”
Philip Kotler, giáo sư marketing nổi tiếng thế giới; “cha đẻ” của marketing hiện đại, định nghĩa:
“Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi nhuận. Marketing xác định các nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng. Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường đã xác định và tiềm năng lợi nhuận. Nó xác định phân khúc nào công ty có khả năng phục vụ tốt nhất và nó thiết kế và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ phù hợp”
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:
“Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, tiếp thị và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”
Theo một số tài liệu thì thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc “market” có nghĩa là “cái chợ” hay “thị trường” và hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.
Market với nghĩa hẹp là “cái chợ” là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa, thường được hiểu là hàng tiêu dùng thông thường.
Marketing với nghĩa rộng là “thị trường” là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, không tách rời của quá trình tái sản xuất (bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung.
Quá trình này diễn ra liên tục, nó có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Có bắt đầu vì marketing là đi từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp chỉ hành động khi biết rõ nhu cầu thị trường. Không có kết thúc, vì marketing không dừng lại ngay cả sau khi bán hàng và cung cấp các dịch vụ hậu mãi, marketing còn tiếp tục gợi mở, phát hiện và thỏa mãn nhu cầu ngày một tốt hơn.
Tại Việt Nam, một số tài liệu thường hay dịch từ marketing sang tiếng việt là “tiếp thị”. Tuy nhiên, từ “tiếp thị” không thể bao hàm hết được ý nghĩa của marketing, nó chỉ là phạm vi hẹp của marketing
Ngày nay Marketing hiện đại chú trọng vào việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách tìm hiểu tập trung vào thị trường và tập trung vào khách hàng. Công ty trước tiên phải quan tâm đến các nhu cầu của khách hàng tiềm năng sau đó mới đi vào sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc tạo ra dịch vụ. Lý thuyết và thực hành của marketing được thiết lập dựa trên cơ sở khách hàng dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó chỉ khi họ có một nhu cầu hoặc bởi vì sản phẩm ấy/dịch vụ ấy mang lại một ích lợi thiết thực cho họ.
Hai mặt chính của marketing là tìm khách hàng mới và giữ liên lạc mật thiết với các khách hàng hiện có.
Vai trò và vị trí của Marketing hiện đại trong kinh doanh
Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các công ty trước sự thay đổi sở thích của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh.
Nhu cầu của khách hàng thay đổi, các công ty phải đổi mới để làm hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách. Vì vậy Marketing hiện đại có vai trò là:
Vị trí các chiến dịch tiếp thị của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào nơi khách hàng của bạn dành thời gian của họ. Việc tiến hành nghiên cứu thị trường tùy thuộc vào bạn để xác định loại hình tiếp thị nào – và loại công cụ kết hợp nào trong mỗi loại hình – là tốt nhất để xây dựng thương hiệu của bạn. Dưới đây là một số loại hình tiếp thị có liên quan ngày nay, một số trong số đó đã đứng vững trước thử thách của thời gian:
Học Marketing ra trường làm gì?
Học Marketing mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Với kiến thức và kỹ năng về Marketing, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, tổ chức hoặc tự khởi nghiệp. Một số công việc phổ biến gồm:
Bạn nên học Marketing tại các trường dưới đây:
Bạn có thể tự học Marketing nếu bạn có nền tảng và đam mê. Marketing là một lĩnh vực mở, nếu bạn có tính tư duy, sáng tạo và kỷ luật, việc tự học không phải quá khó. Bạn có thể tham khảo sách, tạp chí chuyên ngành, website, diễn đàn và nhóm về marketing.
Trong bài viết này, GTV SEO đã giúp bạn hiểu hơn về marketing qua khái niệm và công việc ngành marketing. Chắc hẳn bộ phận marketing nào cũng phải lập ra kế hoạch mỗi ngày, nhưng đừng lo lắng! Chỉ cần kiên trì, bạn sẽ sớm thành thạo thôi!
Đây là video chia sẻ kinh nghiệm sau 5 năm tự học Digital Marketing của tôi. Hy vọng những thông tin trong video sẽ hữu ích với bạn.
“Marketing” – cụm từ không còn xa lạ trong xã hội ngày nay. Nhưng có mấy ai hiểu được nghĩa thực sự về nó? Nhiều người cho rằng Marketing là tiếp thị? Marketing là bán hàng? Marketing là phát tờ rơi?…Có hàng ngàn định nghĩa về Marketing, nhưng liệu điều đó đã đúng hay chưa? Để hiểu rõ hơn Marketing Là Gì hãy đọc bài viết này nhé!
Phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị
Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần chia thị trường thành các nhóm nhỏ (phân khúc), chọn một hoặc nhiều phân khúc để tập trung (nhắm mục tiêu) và tạo ra vị trí độc đáo trong tâm trí khách hàng (định vị).
Biến những thông tin từ nghiên cứu thị trường thành chiến lược và hành động cụ thể.
Một trong những chiến lược Marketing hiệu quả nhất hiện nay là Inbound Marketing, giúp thu hút khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên và tiết kiệm chi phí nhất.
Triển khai kế hoạch Marketing
Thực hiện các hoạt động Marketing đã được lên kế hoạch.
Đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing và điều chỉnh nếu cần.
Lưu ý: Quy trình Marketing là một vòng lặp liên tục. Các bước có thể được lặp lại nhiều lần để tối ưu hóa hiệu quả và thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Tham khảo bài viết của chúng tôi về 83 thuật ngữ Marketing phổ biến thường gặp để hiểu rõ hơn về các khái niệm và thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực này.
Câu hỏi thường gặp về Marketing
Học Marketing không quá khó nếu bạn có đam mê, quyết tâm và nỗ lực. Đây là lĩnh vực đòi hỏi tính tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin. Nếu bạn thấy mình phù hợp, đừng ngần ngại dấn thân vào lĩnh vực thú vị này.