Sở Công thương TP.HCM vừa báo cáo UBND TP.HCM, lập đoàn kiểm tra 5 doanh nghiệp và nhiều cá nhân liên quan có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép.
Điều kiện ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
1. Tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
3. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có trách nhiệm phối hợp trong việc xác nhận các nội dung liên quan đến văn bản xác nhận ký quỹ khi Bộ Công Thương có yêu cầu.
4. Trường hợp có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ với ngân hàng.
5. Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định này.
6. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng và được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ.
Cơ quan cấp giấy phép hoạt động bán hàng đa cấp
Để được hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ Công Thương và chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Công Thương, các Sở Công Thương và các lực lượng chức năng liên quan trong quá trình hoạt động. Công tác quản lý hoạt động này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Văn phòng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương (tầng 5, số 25 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm, Hà Nội) (kèm theo bản điện tử định dạng “.doc” và “.xls”);
– Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiến hành thẩm định;
– Thẩm định hồ sơ:Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo cho doanh nghiệp nộp phí thẩm định. Bộ Công Thương trả lại hồ sơ nếu doanh nghiệp không nộp phí thẩm định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo; Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định.
– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp: Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị doanh nghiệp bổ sung trong thời hạn 30 ngày. Thời hạn thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung là 15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung. Trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung đúng thời hạn hoặc hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng trả lại hồ sơ;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, thông báo cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ và cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kèm theo bản sao các tài liệu quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp cho các Sở Công Thương trên toàn quốc
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Cơ quan cấp giấy phép hoạt động bán hàng đa cấp”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
– Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.– Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp:+ Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng; diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;+ Sản phẩm nội dung thông tin số.
Giấy phép bán hàng đa cấp cũng có thể bị thu hồi. Khi doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau:– Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán hàng đa cấp có chứa thông tin gian dối;– Doanh nghiệp bị xử phạt khi vi phạm một trong những hành vi quy định tại khoản 1, Điều 5 và khoản 3 Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.– Doanh nghiệp không khắc phục những yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Về những điều kiện đã được đáp ứng ở hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán hàng đa cấp. Được xác định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.Giấy phép bán hàng đa cấp khi bị thu hồi sẽ hết hiệu lực, kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Doanh nghiệp được xem là có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương khi thuộc một trong các trường hợp được đề cập dưới đây:– Có trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có thực hiện chức năng bán hàng đa cấp tại địa phương;– Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương;– Có người tham gia bán hàng đa cấp cư trú/thường trú hoặc hoạt động tiếp thị, bán hàng đa cấp tại địa phương. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp sau khi có xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Văn bản đó phải là của Sở Công thương tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương đó. Do đó doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở Công thương tỉnh, thành phố trung ương, trước khi tổ chức hoạt động.