Thần thoại cổ đại trong nghệ thuật hàn lâm Pháp thế kỷ 19
Nàng thơ Calliope dạy đàn cho con trai Orpheus
Tương tự như vậy, hoạ sĩ Auguste Alexandre Hirsch đã sử dụng các thần thoại Hy Lạp để tôn vinh những niềm vui khiêm tốn và hoành tráng của cuộc sống. Bức hoạ nổi tiếng nhất của ông, “Nàng thơ Calliope dạy đàn cho trai Orpheus,” từ năm 1865, là sự tôn vinh âm nhạc và sức mạnh trường tồn của nghệ thuật. Tác phẩm mô tả Calliope, nàng thơ của sử thi, dạy con trai Orpheus cách chơi đàn lia. Đàn lia là biểu tượng chung của bộ đôi mẹ con này. Chàng Orpheus được xem là một nhà thơ và nhạc sĩ lẫy lừng nhất của Hy Lạp cổ đại. Giọng hát độc nhất của chàng có thể thuần hoá động vật mang đến sự sống cho cây cỏ và những tảng đá. Hirsch gợi ý về tài năng của chàng với hình ảnh chú gà lôi nhỏ đang đứng ở góc phải của bố cục.
Bên cạnh chủ đề, Hirsch khắc họa các nhân vật của mình dựa theo quá trình đào tạo của ông. Nàng Calliope và con trai Orpheus là những nhân vật thuộc chủ nghĩa tự nhiên được lý tưởng hóa với làn da gần như sáng bóng và không tì vết. Sự gần gũi gia đình của họ được nhấn mạnh bởi chiếc áo choàng có màu đỏ đồng điệu mà hai người đang mặc. Trong khi hai người đương mải mê vào việc hướng dẫn, thì sự chuyển động không làm lấn át sự trầm lắng của một tác phẩm nghệ thuật. Các họa sĩ hàn lâm Pháp thường xuyên vận dụng những phong cách lãng mạn đương thời, một phong cách điển hình bởi năng lượng và táo bạo. Tuy nhiên, các hoạ sĩ học thuật thường cẩn trọng hơn trong việc thể hiện những hoạt động của họ.
Sự cân bằng giữa chuyển động và tĩnh lặng này cũng có thể được thưởng lãm trong bức tranh năm 1873 của Pierre-Auguste Cot “Mùa Xuân.” Tác phẩm đáng chú ý nhất của Cot, với tư cách là học trò của cả Bouguereau và Alexandre Cabanel, là một mô tả tượng trưng về sự rung động của tuổi trẻ, tình yêu đầu đời và những khởi đầu mới. Trên xích đu, hai người yêu trẻ có một cái ôm thắm thiết. Họ được bao quanh bởi một khung cảnh thiên nhiên tươi tốt, hoa cỏ nở rộ, báo hiệu mùa xuân đến và một tình yêu mới đang chớm nở. Hai nhân vật mặc trang phục theo phong cách cổ điển, mang đến cho khung cảnh một cảm giác vĩnh cửu. Sự trường tồn này là yếu tố then chốt của nghệ thuật hàn lâm, vì các hoạ sĩ tin rằng những khái niệm và lý tưởng quan trọng nhất là phải có tính phổ quát và cần vượt qua hết thảy thời gian, không gian. Trong khi các xu hướng nghệ thuật khác thường xuyên làm lu mờ thành tựu của hội họa hàn lâm Pháp trong thế kỷ 19, thì những thế hệ khán giả mới và những người tham quan bảo tàng giờ đây bắt đầu đánh giá cao ý nghĩa và vẻ đẹp của phong cách này. Các nghệ sĩ hàn lâm người Pháp là bậc thầy làm chủ những kỹ pháp của họ, đã tìm kiếm những phương cách sáng tạo để kết hợp hài hoà giữa hình thức và màu sắc. Cách thể hiện thần thoại cổ đại của họ vừa mới mẻ vừa truyền thống. Khi những người hâm mộ tiếp tục khám phá nghệ thuật Pháp thế kỷ 19, phong trào hàn lâm vẫn là một phong cách quan trọng không thể bỏ qua.
Trong khi các xu hướng nghệ thuật khác thường xuyên làm lu mờ thành tựu của hội họa hàn lâm Pháp trong thế kỷ 19, thì những thế hệ khán giả mới và những người tham quan bảo tàng giờ đây bắt đầu đánh giá cao ý nghĩa và vẻ đẹp của phong cách này. Các nghệ sĩ hàn lâm người Pháp là bậc thầy làm chủ những kỹ pháp của họ, đã tìm kiếm những phương cách sáng tạo để kết hợp hài hoà giữa hình thức và màu sắc. Cách thể hiện thần thoại cổ đại của họ vừa mới mẻ vừa truyền thống. Khi những người hâm mộ tiếp tục khám phá nghệ thuật Pháp thế kỷ 19, phong trào hàn lâm vẫn là một phong cách quan trọng không thể bỏ qua.
Tiến sĩ Kara Blakley là một nhà sử học nghệ thuật độc lập. Cô nhận bằng Tiến sĩ về Lịch sử và Học thuyết Nghệ thuật của Đại học Melbourne (Úc). Trước đây, cô đã nghiên cứu và giảng dạy tại Trung Quốc và Đức.
Phim xuyên không Dưa hấu lấp lánh bối cảnh học đường ở hai mốc thời gian: 1995 và 2023. Ngoài dàn diễn viên trẻ, phim ghi điểm bởi nội dung đặc sắc và bối cảnh đẹp mang đậm hơi thở tuổi trẻ.
Phim kể về chuyến xuyên không bất ngờ của Eun Gyeol (Ryeoun đóng). Khi trở lại năm 1995, Eun Gyeol gặp bố mình - Ha Lee Chan (Choi Hyun Wook đóng) - đang ở độ tuổi đẹp nhất.
Nhờ chuyến xuyên không này, Eun Gyeol biết được nguyên nhân sau này bố trở thành người khiếm thính. Cậu cũng biết vì sao mẹ - Yoon Cheong Ah (Shin Eun Soo đóng) từ "công chúa băng giá", luôn mang nỗi sợ hãi tâm lý trở thành người phụ nữ lạc quan. Cậu cũng vô tình biết cả "tình đầu" của bố - Choi Se Kyung (Seol In Ah đóng).
Sự gặp gỡ này là cơ hội để Eun Gyeol thay đổi tương lai, kết nối gia đình với thế giới thông qua năng khiếu âm nhạc nổi trội của cả cậu và bố.
Dưa hấu lấp lánh xây dựng cao trào và tình tiết hợp lý. Màu phim ở cả năm 2023 và 1995 tạo sự gần gũi cho khán giả. Dù phim nhiều nhân vật, đan xen quá khứ và hiện tại song phim có cách chuyển cảnh hợp lý.
Cuộc hội ngộ bất ngờ của hai cha con trong Dưa hấu lấp lánh - Ảnh: VIEON
Sau một tai nạn bí ẩn, Sung Hae Sung (Yeo Jin Goo đóng) biến mất. Sau 12 năm, anh đột ngột trở lại với ngoại hình và tính cách tuổi 19, trong khi bạn bè đều đã 31 tuổi.
Thế giới hợp nhất là bước tiến mới của nam diễn viên Yeo Jin Goo trong sự nghiệp diễn xuất. Anh thể hiện vai diễn nhiều sắc thái nội tâm phức tạp. Yeo Jin Goo được đánh giá thoát khỏi cái bóng sao nhí trong Mặt trăng ôm mặt trời.
Diễn viên Ahn Jae Hyun và Jung Chaeyeon cũng tạo thiện cảm bởi diễn xuất cảm xúc. Bên cạnh đó, phim ghi điểm bởi thông điệp rõ ràng, hình ảnh chau chuốt, bối cảnh đẹp, âm nhạc bắt tai.
Thế giới hợp nhất có không khí lãng mạn, trầm buồn - Ảnh: VIEON
Cũng là "du hành thời gian" nhưng ở Chàng hậu có sự hài hước độc lạ không thường thấy của phim ảnh xứ Kim Chi.
Phim kể về chàng đầu bếp kiêu ngạo, xấu tính Jang Bong Hwan (Choi Jin Hyuk). Anh vô tình trở về quá khứ và phải sống trong thân xác của cô gái trẻ thời Joseon - Kim So Yong (Shin Hye Sun đóng). Cô gái này lại có hôn ước với vua Cheol Jong (Kim Jung Hyun thủ vai).
Chàng hậu đem đến loạt tình huống trớ trêu khi người đàn ông thời hiện đại sống trong cơ thể người phụ nữ thời xưa. Bong Hwan cần phải học cách thích nghi với cuộc sống của một "nương nương" chính hiệu.
Bên cạnh nội dung "không phải bàn", diễn xuất của Shin Hye Sun trong phim này thực sự tỏa sáng. Ngoài ra phim ghi điểm bởi trang phục chỉn chu, cảnh quay đẹp…
Chàng hậu là phim xuyên không độc lạ hài hước - Ảnh: VIEON
Tuổi thơ của các "mọt phim Hàn" không thể không nhắc đến Hoàng tử gác mái. Phim kể về thái tử Lee Gak (Park Yoo Chun đóng) thời Joseon cùng ba cận thần bị đưa vượt thời gian 300 năm tới Seoul hiện đại. Cả bốn rơi xuống căn hộ trên gác mái của Park Ha (Han Ji Min đóng).
Bốn người đàn ông phải thích nghi với cuộc sống mới, kéo theo loạt tình huống "dở khóc dở cười". Với sự giúp đỡ của Park Ha, Lee Gak tìm kiếm sự tương đồng giữa quá khứ và hiện đại cùng những bí ẩn liên quan đến tai nạn của Thái tử phi.
Đan xen những yếu tố kỳ ảo vào đời thực, Hoàng tử gác mái là bộ phim hài lãng mạn giải trí rất đáng xem.
Hoàng tử gác mái - phim xuyên không kinh điển của các mọt phim Hàn - Ảnh: VIEON
Tình yêu bóng nước lọt top những bộ phim có cảnh mưa đáng nhớ nhất màn ảnh Hàn Quốc. Vũng nước mưa là nguyên cớ đưa Danbi (Kim Seul Gi đóng) xuyên không về thời Joseon.
Tình yêu bóng nước có những tình huống tréo ngoe khiến khán giả bật cười - Ảnh: VIEON
Từ một nữ sinh trung học không giỏi toán, Danbi bỗng trở thành "thần đồng". Cô truyền cảm hứng cho vua Lee Do (Yoon Doo Joon đóng) học toán, thiên văn, tạo chữ viết, góp phần lớn trong công cuộc cải cách đất nước.
Bộ phim có nhiều tình huống hài hước khi Danbi bị nhầm là thái giám, nảy sinh tình cảm với Lee Do.Sau phim, nam diễn viên Yoon Doo Joon thu về lượng fan girl lớn khi khoe được vẻ quyến rũ, diễn xuất có chiều sâu.