Điểm Quân Y Miền Nam

Điểm Quân Y Miền Nam

Mối quan hệ giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được mô tả cụ thể bởi sách lược "Tuy hai mà một, tuy một mà hai" của phía Cách mạng có nghĩa là: "hai về mặt pháp lý; một về mặt chính trị, đường lối, lý tưởng, sách lược và hành động"[21]. Sách lược đó nhằm đề cao vị trí, vai trò và tính độc lập của Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tập hợp thêm lực lượng và các xu hướng khác nhau ở trong nước và trên thế giới[22]. Thực tế sách lược này bắt nguồn từ việc Việt Nam vốn dĩ đã là một quốc gia thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập sau Cách mạng tháng Tám nhưng tạm thời bị chia cắt về mặt quân sự và chỉ quân sự mà thôi bởi Hiệp định Genève 1954. Do đó, tại hai miền có hai nhà nước, nhà nước (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thừa nhận nhà nước Việt Nam Cộng hòa mà chỉ thừa nhận nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam) đại diện cho nhân dân miền Nam với cùng mục tiêu, dù bề ngoài có một số khác biệt chính sách theo sách lược của Đảng[22][23]. Việc đồng ý cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị Paris chứng tỏ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã chấp nhận vị thể pháp lý của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thừa nhận tại miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát (tuy nhiên bên phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ngồi đàm phán với chính quyền Sài Gòn không có nghĩa là công nhận chính quyền đó)[24]. Hệ quả là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa chấp nhận sự độc lập về pháp lý giữa Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như sự độc lập về pháp lý giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam[25][26][27] Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là lực lượng chiến đấu trên chiến trường miền Nam, và trong nội bộ và công khai sau này là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam[28][29]. Các điều khoản của Hiệp định Paris không có một định nghĩa rõ ràng về các lực lượng quân sự ở miền Nam và không định nghĩa rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, do đó về mặt pháp lý, không thực sự rõ ràng về Quân đội nhân dân và Quân giải phóng. Lập trường phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa là "vấn đề quân đội Việt Nam ở lãnh thổ Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết với nhau".[30] Nghĩa là vấn đề quân đội ở miền Nam thuộc giải quyết của 3 chính quyền của Việt Nam, tuy nhiên căn cứ các điều khoản của hiệp định Paris và bản Định ước thi hành Hiệp định thì không có định nghĩa về quân đội hai bên, mà chỉ nêu trách nhiệm của hai bên miền Nam giải quyết vấn đề quân đội trên lãnh thổ miền Nam (Điều 13 Hiệp định).

Các chiến dịch, trận đánh tiêu biểu

Các chức danh Tư lệnh, Chính ủy, Tham mưu trưởng và các chức danh chỉ huy Bộ Tư lệnh Miền trực tiếp chỉ đạo trên địa bàn B2.

(Chỉ huy trực tiếp trên địa bàn B2)

Theo Nghị quyết tháng 1 năm 1961 của Tổng Quân ủy, chức vụ này có tên gọi chính thức là Bí thư Quân ủy Miền. Lãnh đạo Quân giải phóng trực tiếp trên địa bàn B2.

(Chỉ huy trực tiếp trên chiến trường địa bàn B2

Tư lệnh Quân khu Sài Gòn Gia Định (1964-1969)

• Tư lệnhQuân khu 5 (1967-1975)

• Tư lệnh Quân khu Trị Thiên (1974-1975)

• Tư lệnhSư đoàn 5 (1965-1966), Sư đoàn 7 (1966-1967) • Tư lệnh Quân đoàn 1 (từ 1974).

Lưu ý: Trên danh nghĩa là Bộ Tư lệnh Miền chỉ huy toàn bộ Quân giải phóng các địa bàn miền Nam. Nhưng thực tế Trung ương trực tiếp chỉ huy Chiến trường B1 (và về sau được chia tách tiếp thành B3, B4, B5), cụ thể như Quân khu V, Quân khu Trị Thiên... Còn B2 thì do Trung ương Cục Miền nam và Bộ Tư lệnh Miền chỉ huy trực tiếp theo ủy quyền nhưng vẫn đặt dưới sự chỉ huy chung của Trung ương.

Trong suốt chiến tranh Việt Nam, tùy theo giai đoạn và hình thái chiến tranh, các địa bàn quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh phân chia các chiến trường và có điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Chiến trường Miền Nam được gọi là B, và phân B1, B2 (1961). B2 do Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền phụ trách (lãnh đạo, chỉ huy) trực tiếp dưới sự chỉ đạo toàn diện của Trung ương.

Còn B1 được chia tách: năm 1964 có thêm B3 (Tây Nguyên); năm 1966 thêm B4 (Trị Thiên), B5 (Đường 9 - Bắc Quảng Trị), đến năm 1972 thì B5 được sáp nhập lại vào B4). Như vậy B1 và sau là B3, B4: sau khi các Mặt trận được hình thành, đều do Trung ương trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy. B1, B3 thuộc Quân khu V, B4 và B5 thuộc Quân khu Trị Thiên, mỗi quân khu có khu ủy phụ trách.

Trên địa bàn B2, từ 1961 Trung ương chia thành các quân khu 6,7,8,9,10 và đặc khu Sài Gòn - Gia Định, tương ứng có các khu ủy phụ trách. Cùng trong khi đó Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy miền Nam và Ban Quân sự Miền lại chia thành các Quân khu đánh số từ 1 đến 6, 10 trên toàn miền Nam (sau có thêm quân khu 7 và khu trọng điểm), trong đó thuộc địa bàn B2 đánh số từ 1 đến 6 gồm: Quân khu 1 (miền Đông Nam bộ); Quân khu 2 (miền Trung Nam bộ); Quân khu 3 (miền Tây Nam bộ); Quân khu 4 (Sài Gòn – Gia Định); Quân khu 6 (cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên). Theo đó: Quân khu 1 trùng với Quân khu 7 của Trung ương, Quân khu 2 (trùng với Quân khu 8 của Trung ương), Quân khu 3 (trùng với Quân khu 9 của Trung ương), Quân khu 4 trùng với đặc khu Sài Gòn - Gia Định,...

Sở dĩ có sự đánh số khác nhau này do Trung ương phân chia và đánh số theo tổng thể quy mô toàn cõi Việt Nam (từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau). Còn sự phân chia và đánh số của Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh Miền chỉ là trên danh nghĩa với hai cơ sở mang tính pháp lý (công khai), một là trên lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam (tính từ Vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau), hai là tương ứng với thứ tự 4 quân khu của "quân đội quốc gia" chính quyền Sài Gòn... Trên thực tế, trong quá trình tiến hành chiến tranh các danh bạ phân khu lãnh thổ từng bước được điều chỉnh thống nhất theo Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh.

Hình thái tổ chức địa bàn quân sự theo mặt trận được duy trì cho đến hết chiến tranh. Tuy nhiên, từ sau Hiệp định Paris 1973, quân Mỹ và đồng minh phải rút về nước, các lực lượng tác chiến đã được tái tổ chức lại thành những đơn vị chủ lực cơ động mạnh, chuẩn bị cho cuộc chiến kết thúc chiến tranh. Trong quá trình các lực lượng chính quy di chuyển, đóng quân qua địa bàn nào sẽ thuộc thẩm quyền địa bàn đó (B). Quân đoàn 4 và đoàn 232 thuộc thẩm quyền của Bộ tư lệnh Miền. Quân đoàn 2, 3 ở Tây Nguyên và Trị Thiên giống Quân đoàn 1 ngoài Bắc thuộc thẩm quyền của T.Ư. Nhiều trường hợp được thành lập ban chỉ huy chung để hiệp đồng chỉ huy từng chiến dịch cụ thể.

Trung tâm AĐDTN tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho các đối tượng chính sách. Ảnh: XUÂN HIẾU

Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc, phục hồi, nâng cao sức khỏe cho thủy thủ tàu ngầm nói riêng, cán bộ hải quân nói chung, Trung tâm An điều dưỡng tàu ngầm (AĐDTN) còn làm tốt công tác dân vận, là điểm sáng quân dân y kết hợp.

Trung tâm AĐDTN là đơn vị trực thuộc Cục Hậu cần Quân chủng Hải quân, đứng chân trên địa bàn xã An Phú, TP Tuy Hòa.

Thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm

Đại tá, BSCKII Dương Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm AĐDTN cho biết: Để làm tốt nhiệm vụ được giao, trung tâm thường xuyên nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp điều dưỡng, phục hồi chức năng phù hợp với yếu tố, đặc thù của lực lượng tàu ngầm. Cán bộ, nhân viên dành nhiều tâm huyết tìm kiếm, trồng và chăm sóc vườn thuốc nam của đơn vị hơn 1.000 cây thuốc quý các loại, làm nguyên liệu cho các bài thuốc cổ truyền, áp dụng hiệu quả trong phục hồi sức khỏe và cân bằng thần kinh, tâm sinh lý của thủy thủ tàu ngầm sau thời gian hoạt động trên biển.

Khác với mọi năm, từ cuối tháng 6 đến nay, dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh, có thời điểm phải thực hiện giãn cách xã hội, nhưng quy trình hoạt động phục hồi sức khỏe cho bộ đội không vì thế mà giảm đi. Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tổ chức đón 6 đợt an điều dưỡng cho hơn 200 lượt thủy thủ, phục vụ 263 lượt khách trong và ngoài quân đội đến công tác, làm việc và nghỉ dưỡng. Trong đó, thủy thủ tàu ngầm Lữ đoàn 189 (4 đợt) 154 lượt người; Trung đoàn 196 (2 đợt) 28 lượt người; Lữ đoàn 126 và Lữ đoàn 954 (mỗi đơn vị 1 đợt) lần lượt là 24 và 23 người. Đồng thời tiếp nhận hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên các đơn vị không quân hải quân, đặc công hải quân về an điều dưỡng và phục hồi sức khỏe.

“Mỗi đợt an điều dưỡng là 15 ngày. Hàng ngày, tùy vào kết quả phân loại ban đầu mà từng người sẽ được thực hiện quy trình chăm sóc khác nhau như ngâm thuốc, xông hơi, tắm sục, massage, bấm huyệt, huấn luyện, rèn luyện thể lực, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT”, bác sĩ CKI, đại úy Phạm Văn Phiên, Phó Giám đốc Trung tâm AĐDTN cho biết.

Nhiều lần cùng cán bộ thủy thủ được chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng tại Trung tâm AĐDTN, trung tá Nguyễn Thế Tường, Phó Chính ủy Lữ đoàn 189 nhìn nhận: “Sau thời gian nghỉ an điều dưỡng, phục hồi chức năng, sức khỏe của các thủy thủ tàu ngầm được nâng lên, tinh thần phấn khởi, an tâm công tác, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Ngoài nhiệm vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho cán bộ tàu ngầm nói riêng, cán bộ hải quân nói chung, Trung tâm AĐDTN còn là địa chỉ tin cậy, đón tiếp, phục vụ các đoàn khách đến du lịch nghỉ dưỡng, hội thao, hội tập huấn chuyên ngành; khám đa khoa phục vụ nhân dân, các đối tượng chính sách của địa phương; tư vấn bệnh theo thẻ BHYT và thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

Trong năm 2021,thực hiện chương trình quân dân y kết hợp, cùng với tổ chức khám định kỳ gần 1.000 lượt cho quân nhân các đơn vị bạn trên địa bàn đóng quân, y bác sĩ Trung tâm AĐDTN cũng đã khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho hơn 10.000 lượt bệnh nhân có thẻ BHYT là người dân địa phương. “Vợ chồng tôi cùng nhiều bạn hưu trí đều đăng ký khám bệnh ở Trung tâm AĐDTN. Các bác sĩ của trung tâm rất nhiệt tình và thân thiện. Phòng khám ở đây rộng rãi, phương tiện hiện đại, cảnh quan môi trường sạch đẹp, an toàn”, ông Trần Đình Xuyên, cán bộ hưu trí xã An Phú chia sẻ.

Bác sĩ CKII, đại tá Dương Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm AĐDTN khám siêu âm cho bệnh nhân là người dân địa phương. Ảnh: XUÂN HIẾU

Mệnh lệnh trái tim của người lính

TP Tuy Hòa, địa bàn Trung tâm AĐDTN đứng chân là địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất tỉnh trong đợt dịch thứ tư. Giai đoạn cao điểm, ca nhiễm tăng liên tục, nguy cơ lây lan dịch bệnh vào trong đơn vị là rất cao.

Bằng sự chỉ đạo quyết liệt và thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, Trung tâm AĐDTN vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm vừa giúp dân phòng chống dịch (PCD) an toàn.“Giúp dân và địa phương PCD, đó là nhiệm vụ của chúng tôi, là mệnh lệnh trái tim của người lính. Nơi nào dân cần, chúng tôi có. Nơi nào dân khó, có chúng tôi” - bác sĩ CKII, đại tá Dương Văn Thiện nói ngắn gọn và cho biết: Ngay từ những ngày đầu dịch có dấu hiệu bùng phát mạnh, trung tâm đã chủ động chuẩn bị đầy đủ từ trang thiết bị, đến con người như mời Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh tập huấn cho cán bộ, nhân viên quân y trong đơn vị các kiến thức về hồi sức chống sốc, truy vết lấy mẫu; chủ động tạo nguồn tại chỗ các vật tư y tế phục vụ PCD; xây dựng bộ quy trình tiêm vắc xin theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhờ đó, chỉ sau 10 ngày dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh, Trung tâm AĐDTN đã được Sở Y tế Phú Yên công nhận là điểm tiêm chủng phòng COVID-19. “Để tránh lây chéo, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bộ đội, đơn vị tổ chức 2 khu vực khám bệnh và điều dưỡng riêng biệt cho quân và dân. Đồng thời phân luồng, khám sàng lọc từ ngoài cổng, đi theo lối riêng, các khu vực đi lại được tách biệt và bố trí lực lượng y tế theo từng khu. Tổ chức test nhanh theo định kỳ 3 ngày/lần cho nhân viên y tế và các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Cách ly theo quy định các trường hợp tiếp xúc với đối tượng nguy cơ hoặc F0”, đại tá Dương Văn Thiện cho biết thêm.

Đồng hành cùng địa phương PCD, Trung tâm AĐDTN cũng đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế TP Tuy Hòa, xã An Phú lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, chẩn đoán và tham vấn các biện pháp xử lý khi có ca nhiễm. Từ khi dịch bùng phát đến nay, đơn vị đã lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho hơn 1.200 lượt người; truy vết, lấy mẫu PCR cho trên 200 lượt người; phối hợp cùng Bệnh viện Quân y 13 và Trung tâm Y tế TP Tuy Hòa tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trên 30.000 người dân và trên 1.000 lượt quân nhân của các đơn vị đứng chân trên địa bàn tỉnh như: Lữ đoàn 682, Trạm ra đa 560, Trung đoàn KQ 910, Trung đoàn KQ 915.

Không chỉ hỗ trợ về nhân lực, Trung tâm AĐDTN còn giúp đỡ, hỗ trợ phòng nghỉ và phục vụ ăn uống cho hơn 100 y bác sĩ Bệnh viện Phục hồi chức năng trong thời gian 2 tháng; bố trí 20 giường bệnh cho Bệnh viện Mắt Phú Yên. Ngoài ra, cán bộ, nhân viên đơn vị cũng đã tổ chức quyên góp, ủng hộ vật tư y tế, thuốc bổ phục vụ PCD cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh; tặng Trung tâm Y tế TP Tuy Hòa và TX Đông Hòa nhu yếu phẩm trị giá hàng chục triệu đồng…

Bác sĩ Nguyễn Đồng Lê, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Tuy Hòa nhìn nhận: “Trong khi nhân lực của địa phương và đơn vị có hạn, sự hỗ trợ kịp thời của Trung tâm AĐDTN đã giúp chúng tôi trụ vững và vượt qua khó khăn. Không ngại hiểm nguy, cán bộ chiến sĩ của trung tâm đã luôn đồng hành, sát cánh cùng chính quyền địa phương và nhân dân vượt qua đại dịch”.

Số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Phú Yên những ngày qua duy trì ở mức 2-3 con số và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chúng tôi đã tham mưu và sẵn sàng hỗ trợ ngành Y tế tỉnh triển khai phần mềm theo dõi, điều trị F0 tại nhà miễn phí cho người dân. Với phần mềm này, các F0 sẽ được bác sĩ hướng dẫn đo chỉ số sinh hiệu, nhận đơn thuốc, theo dõi giờ uống và kiểm tra sức khỏe trực tuyến. Đây cũng là giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Bác sĩ CKII, đại tá Dương Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm AĐDTN