Ngày 23/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách BHXH trong đó có nội dung về thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ, cụ thể: “Thực hiện điều chỉnh trợ cấp hưu trí xã hội theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ bảo hiểm xã hội và ngân sách nhà nước; quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ”. Tại Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 có nội dung về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, đã được thể chế hóa tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 của Chính phủ. Theo đó, từ ngày 01/01/2022, điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/2022. Ngoài ra, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/1995 sau khi thực hiện điều chỉnh tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng mà có mức hưởng dưới 2.500.000 đồng/tháng thì: Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng. Ngày 11/11/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, trong đó tại khoản 1 Điều 3 có nội dung về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/7/2023 như sau: “tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp”; đồng thời tại khoản 7 Điều 4 giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc thực hiện nội dung điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Như vậy, khi thể chế hóa nội dung tại Nghị quyết số 28/NQ-TW về việc quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ tại 02 Nghị quyết của Quốc hội đều tập trung điều 4 chỉnh lương hưu đối với nhóm người hưởng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995. Với thẩm quyền là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, khi có văn bản của Chính phủ thể chế hóa Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội quy định cụ thể về đối tượng, thời điểm điều chỉnh và mức điều chỉnh, ngành BHXH Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện kịp thời đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Nên hưởng lương hưu hay nhận trợ cấp BHXH 1 lần?
Người lao động được yêu cầu hưởng BHXH 1 lần trong các trường hợp sau:
Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH (ít hơn 20 năm).
Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH.
Người đang mắc bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng (HIV/AIDS, ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao và những bệnh khác theo quy định Bộ Y tế).
Khi hưởng trợ cấp BHXH 1 lần thì NLĐ nhận được số tiền lớn ngay trong một thời điểm. Tuy nhiên nếu so với hưởng lương hưu thì nhận BHXH 1 lần có thể thiệt thòi cho NLĐ. Cụ thể:
Số tiền nhận BHXH 1 lần thường thấp hơn so với mức hưởng lương hưu hàng tháng.
Hưởng BHXH 1 lần đồng nghĩa với việc NLĐ tự tước đi quyền an sinh cơ bản của bản thân như: được cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ chế độ tử tuất, trợ cấp mai táng…
Như vậy để đảm bảo cuộc sống khi về già, bạn nên cân nhắc kỹ giữa hai quyết định này. Nếu không lựa chọn hưởng BHXH một lần, bạn có quyền bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH cho đủ số năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu, chăm sóc sức khỏe khi về già.
Nhiều chuyên gia nhận định chính lương hưu mới là chỗ dựa vững chắc cho người lao động khi về già.
Bên cạnh BHXH, các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện của công ty bảo hiểm nhân thọ cũng là giải pháp giúp tuổi nghỉ hưu thêm an nhàn.
Chúng ta không thể dự đoán được mọi thứ xảy ra trong tương lai, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị tốt cho bản thân mình khi về già bằng cách lao động và tích lũy, trong đó có cách tích lũy bằng cách tính lương hưu bảo hiểm và tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện ngay từ sớm.
Cách tính lương hưu bảo hiểm mới nhất
- Cách tính lương hưu bảo hiểm hàng tháng
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại:
Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014.
Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015.
Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH
Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Cách tính lương hưu bảo hiểm hàng tháng
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính trung bình các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm
Người lao động (NLĐ) đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đủ 55 tuổi 6 tháng (đối với nam) và đủ 50 tuổi 8 tháng (đối với nữ).
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BXHH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
- Điều kiện để người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu:
(1) Đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.
(2) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Dù tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện, người lao động đều có thể nhận lương hưu khi về già.